An toàn thực phẩm Táo Fuji

Táo Trung Quốc được tẩm ướp hóa chất bảo quản tại Việt Nam

Trung Quốc xảy ra vụ bê bối về công nghệ sản xuất táo độc hại được phanh phui, Những quả táo đỏ, thơm ngon nổi tiếng ở Yên Đài, Sơn Đông được bọc trong túi chứa chất bột độc hại ngay từ trên cây những quả táo trông đẹp mắt, thơm ngon lại gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, bởi chúng được bọc trong những túi không được kiểm dịch, chứa một loại bột độc hại, các túi đó chứa thiram (một loại diệt nấm nguy hiểm, bị cấm) và melarsoprol (hợp chất thạch tín hữu cơ độc hại)[11][28] đặc biệt những lại táo này sẽ trở nên cực kỳ độc hại khi ăn cả vỏ do công nghệ bọc táo từ khi còn non ở trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc. Tại Việt Nam có ghi nhận 01 ca tử vong do ăn táo Trung Quốc dẫn đến chết vì ngộ độc thực phẩm.[29] Thông tin này đã ảnh hưởng đến Việt Nam vì là nước nhập khẩu nhiều táo Fuji từ Trung Quốc.

Tuy rằng, công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc[26] Qua vụ việc này, nhiều người Việt Nam gọi táo Trung Quốc là táo độc với câu cửa miệng đẹp mà độc,[5] người dân Hà Nội sau khi biết thông tin này đã không mấy mặn mà với táo Trung Quốc, nhất là từ khi có thông tin về loại táo "cực đẹp cực độc" thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại không tiêu thụ mà táo Trung Quốc chỉ sử dụng để bày mâm ngũ quả.[4]

Tuy nhiên vẫn còn một số quan điểm cho rằng Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn, theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thì 40 mẫu táo Trung Quốc lấy tại các chợ đầu mối trên thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, được 2 trung tâm kiểm nghiệm phân tích đều trong ngưỡng an toàn. kết quả phân tích các mẫu táo đã phát hiện một số mẫu táo có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, thấp hơn 100 lần so với ngưỡng cho phép là 2 ppm. Bên cạnh đó, 15 mẫu phát hiện có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm cũng nằm trong ngưỡng cho phép (dư lượng tối đa được phép là 1 ppm).[30] Một kết quả khác của Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất lấy 28 mẫu táo được nhập khẩu từ Trung Quốc đang có mặt trên thị trường gửi kiểm tra hai hóa chất là Thiram và hóa chất Arsen (As). Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự hiện diện của Arsen, chỉ có một mẫu táo phát hiện có hoạt chất Thiram với hàm lượng thấp (thấp hơn nhiều so với mức cho phép). Thiram có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại VN (số thứ tự: 445, mã hồ sơ: 3808.20) được đăng ký với tên thương mại Pro-Thiram 80WP, 80WG để phòng trị bệnh đốm lá/phong lan và bệnh thán thư/xoài.[27]

Táo Trung Quốc đang được bày bán

Ngoài ra, với việc bảo quản táo bằng sáp nến sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, ngoài việc giúp cho trái táo có mã đẹp, tươi sáng và láng mượt việc bôi sáp nên còn giúp táo bảo quản được lâu hơn. Một số chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc cho rằng vỏ táo có nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt quả táo. Hầu hết những trái táo phủ sáp nến công nghiệp là trái to, mọng, đẹp mã và được đóng gói để xuất khẩu hoặc đưa vào siêu thị bán với giá cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá táo bình thường. những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để cả nửa năm mà không bị hư thối.[17]

Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn phát hiện vi khuẩn tiêu chảy trong táo Trung Quốc các chợ tại Minh Hóa, Quảng Bình. Táo Trung Quốc có phản ứng dương tính với khuẩn E.coli (loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) và vi khuẩn Shigella (gây nên bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em). Trung tâm Y tế dự phòng huyện Minh Hóa (Quảng Bình) khi xét nghiệm mẫu phẩm trên hoa quả tại các quầy hoa quả ở chợ thị trấn Quy Đạt (Minh Hóa), đã phát hiện trong loại táo Trung Quốc có phản ứng dương tính với khuẩn E.coli (loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) và vi khuẩn Shigella (gây nên bệnh lỵ trực trùngtrẻ em), tại chợ Quy Đạt, táo Trung Quốc được bày bán và tiêu thụ với số lượng lớn.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Táo Fuji http://books.google.com/books?id=_-MePLY9imoC&pg=P... http://www.naro.affrc.go.jp/fruit/kin/apple/017785... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/nguo... http://faostat.fao.org/site/339/default.aspx http://afamily.vn/doi-song/tao-trung-quoc-de-nua-n... http://www.baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong-doanh-... http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/giong-tao... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-tay-truoc-tao-d... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tao-do-fui-boc-tui... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-nguy-co-t...